Công thức tính thể tích khối lăng trụ

Khối lăng trụ có rất nhiều hình dạng khác nhau, tuỳ vào mặt đáy và cạnh bên của chúng mà ta có hình lăng trụ đứng, hình lăng trụ đều ... Bài viết này sẽ chia sẻ công thức tính thể tích khối lăng trụ đầy đủ và chi tiết nhất.

I. Hình lăng trụ là gì?

Hình lăng trụ là đa giác có mặt bên là hình bình hành và hai mặt đáy song song bằng nhau.

hinh lang tru la gi

II. Tên gọi hình lăng trụ

Hình lăng trụ được gọi tên dựa theo hình dạng của mặt đáy.

1. Hình lăng trụ tam giác đều

Hình lăng trụ tam giác đều là hình trụ có mặt đáy là tam giác đều.

hinh lang tru tam giac deu

2. Hình trụ tứ giác đều

Hình trụ tứ giác đều là hình trụ có mặt đáy là hình tứ giác đều.

hinh lang tru tu giac

III. Hình lăng trụ đứng là gì?

Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt đáy.

lang tru dung

Lưu ý trường hợp đặc biệt: 

  • Nếu như mặt đáy là hình chữ nhật thì hình lăng trụ đứng có tên gọi khác là hình hộp chữ nhật.
  • Nếu như hình trụ đứng tứ giác có 12 cạnh đều có độ dài là a thì tên gọi của nó là hình lập phương.

VI. Thể tích khối lăng trụ đứng

Công thức tính thể tích khối lăng trụ đứng

V  = B.h

Trong đó: 

  • V là thể tích khối lăng trụ (đơn vị m3)
  • B là diện tích đáy (đơn vị m2)
  • h là chiều cao khối lăng trụ (đơn vị m)

Bài viết nên đọc