Bị rắn hổ mang cắn có nguy hiểm không? Cách xử lý khi bị rắn hổ mang cắn

Khi bị rắn hổ mang cắn ai cũng đều cảm thấy hoang mang lo sợ, không biết nó có độc không. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhận biết loài rắn hổ mang và có cách xử lý kịp thời khi bị con vật này cắn.

I. Rắn hổ mang là con gì?

Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc gồm hai chi lớn là Naja và Agkistrodon. Loài vật này thường sống ở những bụi cỏ rậm, ven sông, ngạch nước nhỏ ở khu vực Nam Á, Tây Á, châu Phi, Đông Nam Á. Ở Việt Nam rắn hổ mang có nhiều tên gọi bao gồm: rắn hổ, rắn cạp, rắn lục,..

ran ho mang

Rắn hổ mang là động vật bò sát không có chân, ăn thịt được xếp vào những loài độc nhất hành tinh. Rắn hổ mang có thể đoạt mạng người sau 30 phút, độc tố của nó sau khi vào máu tác động mạnh lên hệ thần kinh và các cơ gây tê liệt ngay lập tức.

con rắn hổ mang

Mỗi loài rắn thì có mức độ độc tố, thời gian độc phát tác khác nhau. Rắn săn mồi dựa vào hai vũ khí đó là nọc độc và lực siết mạnh khi quấn quanh con mồi. Nọc độc của rắn ngoài chức năng săn mồi còn giúp chúng tự vệ trước những kẻ tình nghi xâm hại đến cuộc sống riêng tư của chúng. Rắn độc nói chung và rắn hổ mang nói riêng đều có biểu hiện hung hãn khi thấy kẻ lạ tiến gần, khác xa với những con rắn thường. 

1. Đặc điểm ngoại hình của rắn hổ mang

Vậy làm sao để phân biệt rắn hổ mang với các loại rắn thường không độc khác. Dựa vào đặc điểm, biểu hiện của nó khi gặp con người ta có thể phán đoán ra ngay. Rắn hổ mang là động vật bò sát có xương sống, không có chân. Điểm khác biệt giữa rắn hổ mang và thằn lằn không chân là kích thước hổ mang dài hơn, không có mí mắt và tai ngoài.

đặc điểm rắn hổ mang

Rắn hổ mang có lớp vảy dày màu sắc khác nhau tùy loại: rắn lục có màu xanh, rắn cạp có vân sọc,.. Rắn hổ mang dài 1-1,5m có những loài dài tới hơn 5m nặng 10kg. Cơ thể rắn hổ mang thon, hẹp, thân hình trụ chắc khỏe, đuôi dài. Thông thường đầu rắn hổ mang có hình tam giác có lớp da xòe ra hai bên, cổ nhỏ đoạn đuôi thanh mảnh thót lại hoa văn hiện rõ. Quanh cổ là một dải màu tối, phần mặt dưới đầu có màu sáng.

rắn hổ mang

Mỗi khi tấn công và phòng thủ rắn hổ mang sẽ ngẩng cao đầu và phát ra những tiếng rít đáng sợ. Tiếp đến chúng sẽ phồng chiếc mang ở cổ, căng rộng phần da ở hai bên đầu. Rắn hổ mang có khoang miệng rộng và sâu với hai hàm răng đều và cứng. Trong vòm họng chứa túi nọc có nhiệm vụ co bóp dẫn nọc độc đến đầu răng nanh. Chúng có hai răng nanh lớn mọc phía trước dài hơi cong, đầu rất nhỏ. Khi bị cắn trên da chúng ta sẽ có hai vết răng lớn và xung quanh là những vết răng nhỏ li ti. Rắn hổ mang sở hữu chiếc lưỡi chẻ rung nhẹ mỗi khi nó di chuyển dùng để phát hiện con mồi. 

2. Tập tính sống của rắn hổ mang

Rắn hổ mang thường trú ẩn ở trong bụi rậm, khe đá, ven hồ nước, ngạch nước nông. Chúng ta rất ít khi gặp rắn vì đời sống của chúng khá riêng tư: hoạt động chủ yếu vào buổi trưa và đêm. Ở trên mặt đất chúng di chuyển nhờ việc phối hợp uốn lượn dẻo dai của thân, bụng, đầu. Rắn có khả năng luồn lách qua những khe đá nhỏ. Một số loài rắn hổ mang còn có khả năng bay từ cành cây này sang cành cây khác.

tập tính sống của rắn hổ mang

Khi con người vô tình đi gần đến nó hoặc dẫm vào cơ thể nó sẽ giáng nhiều vết cắn trực diện. Thức ăn của rắn hổ mang là chuột, chim, gà, thậm chí cả con người. Sau khi tiếp cận nó sẽ dùng nọc độc hạ gục khiến con mồi tê liệt sau đó sẽ dùng phần thân quấn quanh con mồi khiến con mồi chết ngạt.

hình ảnh rắn hổ mang

Rắn hổ mang không có khả năng cắn xé, nhai thức ăn, chúng sẽ nuốt gọn con mồi. Có những con mồi có kích thước to gấp 2 đến 3 lần cơ thể nó khiến nó phải mất 2 đến 3 tuần để tiêu hóa hết. Sở dĩ chiếc miệng nhỏ nhưng chúng có khả năng nuốt được con mồi to là do phần xương hàm nối với nhau bằng dây chằng nên có thể co dãn. Các xương sườn có thể mở rộng sang hai bên để mở rộng khoang bụng. 

3. Bị rắn hổ mang cắn có nguy hiểm không?

Nọc độc của rắn hổ mang được coi là vua của các loại độc. Trung bình 7ml nọc độc đã có thể giết chết 10 người trong vòng 30 phút. Thành phần nọc độc của rắn hổ mang gồm các enzyme, polypeptide kích thích mạnh lên hệ thống thần kinh trung ương gây liệt cơ, sưng nề, hoại tử. Các enzyme này ức chế hoạt động của hệ tuần hoàn, khiến nạn nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng. Trường hợp nọc độc ít và nhẹ cũng để lại di chứng, hoại tử bộ phận bị cắn.

rắn hổ mang có nguy hiểm không?

Một số loại rắn có khả năng phun nọc từ xa để phòng ngự. Đối với trường hợp này sẽ không nguy hiểm bằng khi bị cắn trực tiếp. Nhưng nọc độc sẽ gây ngứa rát tổn thương vùng da bị dính và đặc biệt nguy hiểm nếu bị rơi bắn vào mắt. Vậy nên cần tránh loài rắn này càng xa càng tốt, nếu bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp thì nên mặc đồ bảo hộ, áo chống độc kĩ càng.

II. Cách xử lý khi bị rắn hổ mang cắn

  • Đầu tiên cần trấn an, bình tĩnh xử lý tình huống.
  • Ngừng di chuyển, cử động mạnh nhằm ngăn không cho độc phát tán nhanh trong máu. Luôn giữ tư thế cố định sao cho vị trí bị cắn thấp hơn tim.
  • Tháo bỏ đồ trang sức, quần áo chật. Sau đó có thể hút độc, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng, nước muối sinh lý.
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch băng kín vùng bị cắn. Dùng nẹp cố định chi, bộ phận bị cắn đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất. 

Chú ý: Khi thấy rắn cắn nếu chưa xác định được đây có phải là rắn hổ mang hay một loại rắn độc khác thì đều phải xử lý nhanh. Tốt nhất nếu có thể hãy ghi nhớ đặc điểm của con rắn, vết cắn để giúp bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất.

Cách xử lý khi bị rắn hổ mang cắn

Trên đây bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết nhất để giúp bạn dễ dàng nhận biết được rắn hổ mang. Vô tình bạn hay người thân gặp phải rắn thì cũng nên bình tĩnh tránh xa nó càng xa càng tốt đặc biệt là rắn hổ mang. Nếu chẳng may bị loài rắn này cắn hãy bình tĩnh đưa ra cách xử lý nhanh chóng và kịp thời. 

Bài viết nên đọc