Phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chắc có lẽ ai trong chúng ta khi học môn Hoá trong chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông đều đã quá quen thuộc với bảng tuần hoàn hóa học, tuy nhiên để mà ghi nhớ chúng lâu thì không phải việc đơn giản. Cần phải có phương pháp học phù hợp cùng với sự luyện tập nghiêm túc trong một thời gian dài. Bài viết này sẽ chia sẻ một số mẹ nhỏ để giúp bạn ghi nhớ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được lâu hơn. Cùng tìm hiểu nhé.

I. Bảng tuần hoàn hoá học Mendeleev

bang tuan hoan hoa hoc

1. Ai là người phát minh ra bảng tuần hoàn hoá học?

Năm 1869 nhà hoá học người Nga tên là Dimitri Mendeleev đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học nhằm mục đích sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hoá học để dể nhận biết và dể học thuộc hơn. Theo thời gian thì bảng tuần hoàn hoá học được tinh chỉnh và mở rộng dần bởi vì càng ngày càng có nhiều nguyên tố mới được phát hiện. Tuy nhiên về cách thức hiển thị thì vẫn giống với thiết kế ban đầu của ông Mendeleev.

Dimitri Mendeleev

Điểm mấu chốt giúp bảng tuần hoàn hóa học được sử dụng cho tới ngày nay là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Bảng tuần hoàn hóa học này rất cần thiết không chỉ trong lĩnh vực hoá học mà cả vật lý, sinh học cũng có thể áp dụng để nghiên cứu và phát triển.

2. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Trước tiên để có thể ghi nhớ lâu bảng tuần hoàn hoá học, bạn cần phải nắm vững nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

  • Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
  • Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).
  • Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).

3. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Cấu tạo của bảng tuần hoàn hoá học sẽ gồm 4 phần chính đó là Ô nguyên tố, Chu kì, Nhóm nguyên tố và Khối nguyên tố.

a. Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.

Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

b. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Số thứ tự chu kì = số lớp e.

Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

  • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
  • Chu kì 7 chưa hoàn thành.

c. Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

  Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
  Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử thì tận cùng ở dạng (n – 1)dxnsy:

  • Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
  • Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
  • Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

d. Khối nguyên tố

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.

Nếu như e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.

Một điểm cần lưu ý là nguyên tố H hiện nay được sắp xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Mặc dù có 2e lớp ngoài cùng những nguyên tố He được xếp vào nhóm VIIIA. Điều này cũng dể hiểu thôi vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He, còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hoà.

II. Cách đọc hiểu bảng tuần hoàn hoá học

cach doc bang tuan hoan hoa hoc

Để có thể đọc hiểu bảng tuần hoàn hoá học bạn cần chú ý đến những thành phần sau: 

  • Số hiệu nguyên tử: Đây là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của một nguyên tử và cũng chính là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử sẽ giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Trong một nguyên tử không tích điện, số nguyên tử cũng bằng số electron.
  • Nguyên tử khối trung bình: Hầu như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Do đó nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
  • Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. DO đó độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng nhỏ thì tính kim loại càng mạnh
  • Cấu hình Electron: Cấu hình electron, cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng
  • Số Oxi hóa: Số oxi hóa là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hoá này chúng ta có thể nhận biết được số electron được trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng
  • Tên nguyên tố: Tên nguyên tố hay nguyên tố hoá học là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân
  • Kí hiệu hóa học: Đây là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa.

III. Phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

1. Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học

Để ghi nhớ được bảng tuần hoàn hoá học thì cần phải xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hoá học. Trong bảng tuần hoàn mỗi một ô nguyên tố sẽ gồm thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Chính vì thế để hiểu rõ hơn bảng tuần hoàn bạn cần phải biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hoá học, số nguyên tử ... Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

Tiếp theo bạn cần ghi nhớ 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn, sau đó tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Cuối cùng bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học rồi dần sẽ ghi nhớ được các nguyên tố còn lại.

2. In bảng tuần hoàn hóa học ra một bản màu dán trên tường, trong cặp

Bạn có thể in hoặc mua 1 vài bảng tuần hoàn hoá học có màu sắc đẹp, rồi sau đó bạn có thể dán vào bất cứ nơi nào mà bạn hay nhìn nhất. Ví dụ như dán trên tường trước khu vực ngồi học, hoặc dán trong cặp để bạn có thể đem đi mọi nơi, tiện cho việc lấy ra ôn lại. Lời khuyên là bạn có thể chia nhỏ ra để học, tránh nhồi nhét quá nhiều nguyên tố vào một buổi học. 

3. Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học

Một cách mà có thể giúp bạn nhớ lâu hơn là dùng phương pháp liên tưởng để gợi nhớ. Bạn có thể viết một vài cụm từ, một vài câu chế để tạo ấn tượng khó quên. Ví dụ cách nhớ dãy kim loại ta có thể áp dụng như sau: 
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au ==> Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.

Và cuối cùng phương pháp nhớ nhanh và lâu dài nhất vẫn là thường xuyên thực hành, làm các bài tập và tra bảng tuần hoàn hoá học thường xuyên.

Bài viết nên đọc