Admin là gì? Công việc Admin là gì?

Khái niệm Admin chắc còn khá là mơ hồ đối với nhiều người, trong bất cứ trang web, diễn đàn hoặc các trang Fanpage trên mạng xã hội đều sẽ có Admin quản lý. Vậy Admin là gì? Công việc của Admin là bao gồm những việc gì? Bài viết hôm nay sẽ giải mã cho bạn, cùng tìm hiểu nhé.

I. Admin là gì?

Admin là viết tắt của từ tiếng Anh Administrator, hiểu đơn giản thì là người quản trị, người quản lý hoặc là quản trị viên tuỳ theo từng ngành nghề và lĩnh vực sẽ có tên gọi tương ứng.

admin la gi

Có thể nói Admin gần như là có vai trò cao nhất trong một hệ thống, tuy nhiên cũng tuỳ theo ngữ cảnh, lĩnh vực mà quyền hạn của Admin có thể bị giới hạn. Ví dụ admin của một trang web thì sẽ là người có quyền hạn cao nhất, họ có thể tuỳ chỉnh nội dung, chỉnh sửa giao diện, ... còn đối với sales admin thì có thể chỉ là nhân viên kinh doanh hoặc trợ lý kinh doanh.

II. Các Admin phổ biến nhất hiện nay

1. Admin Facebook

Admin Facebook là người tự tạo ra các group, fanpage nên họ sẽ có quyền hạn cao nhất đối với chính fanpage và group mà họ đã tạo ra. Nếu như bạn được mời làm admin thì bạn cũng sẽ có quyền hạn tương tự.

admin facebook

2. Admin Web

Admin Web thường được gọi là quản trị viên Website, họ sẽ là người có quyền hạn cao nhất đối với chính Website đó. Họ có thể chỉnh sửa mọi thứ, thay đổi giao diện, thay đổi nội dung, logo, ... theo ý họ muốn. Đối với một Website lớn thì thường sẽ có nhiều admin và tuỳ theo mục đích mà người tạo ra có thể phân quyền để giới hạn quyền cho admin. 

admin web

3. Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng

Trên các diễn đàn, forum hay trên các trang blog cộng đồng bạn sẽ bắt gặp admin nhiều nhất, vì họ chính là người quản lý mọi hoạt động của các thành viên và đồng thời kiểm duyệt nội dung do các thành viên đưa lên.

Thông thường thì trên các forum hay diễn đàn sẽ có nhiều admin và các cấp bậc thấp được admin phân quyền như mod, smod để chia ra quản lý hoạt động chung của diễn đàn, forum như chọn lọc nội dung của thành viên, đánh dấu spam, xoá bài đăng vi phạm chính sách và khoá tài khoản các thành viên vi phạm nhiều lần nội quy chung.

4. Sales Admin

Sales Admin thường sẽ là nhân viên kinh doanh hoặc trợ lý của sếp làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh và quyền hạn của họ sẽ thấp hơn các sếp trong công ty.

sale admin

III. Các quyền hạn và chức năng của Admin?

1. Quyền hạn Admin Facebook

Việc lập một fanpage, group là điều quá dễ dàng, cho nên quyền của Admin Facebook là cao nhất, họ có thể quản lý nội dung đăng tải của thành viên, có quyền cho hoặc cấm thành viên, tự tạo ra nội quy riêng nhằm phục vụ mục đích cũng như định hướng phát triển của fanpage, group đó.

2. Quyền hạn Admin Web

Với sự phát triển công nghệ như hiện nay thì Admin Web có vai trò rất quan trọng, họ chính là người quản trị, kiểm soát hoạt động và tối ưu website nhằm mục tiêu phát triển và mở rộng website tốt nhất cho chủ sở hữu. Các quyền hạn của Admin Web thường thấy là: 

  • Cấu hình, chỉnh sửa giao diện: Mỗi Website sẽ có một giao diện riêng, Admin sẽ phải chỉnh sửa, tối ưu giao diện sao cho thân thiện với người dùng nhất và tuỳ theo lĩnh vực mà sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Đối với công việc này thì thường Admin sẽ là người biết code hoặc nắm rất rõ nền tảng của Website đang chạy. 
  • Quản lý nội dung: Nội dung được đưa lên Website thường sẽ được Admin trực tiếp đăng lên hoặc sẽ được Admin duyệt thì mới được đưa lên. Admin cũng có thể xoá hoặc sửa lại bất kỳ nội dung nào hoặc thậm chí có thể phân quyền cho người khác để họ có thể đăng tải, chỉnh sửa, xoá nội dung bất kỳ nào đó. Ngoài ra Admin còn có nhiệm vụ tối ưu bài viết chuẩn SEO để nội dung Website đạt thứ hạng cao trên Google.
  • Quản lý người dùng: Quản trị viên sẽ có nhiệm vụ quản lý thành viên trong hệ thống, có thể phân quyền và giao nhiệm vụ khác nhau cho các thành viên. Ngoài ra thì quản trị viên còn theo dõi hoạt động cũng như bình luận của các thành viên khác, nếu có dấu hiệu spam thì Admin sẽ có chặn hoặc khoá tài khoản đó vĩnh viễn.
  • Bảo mật Website: Vấn đề bảo mật luôn là vấn đề ưu tiên đối với bất kỳ Website nào. Quản trị viên phải theo dõi hoạt động của Website, kiểm tra mã nguồn có dính mã độc không, cài đặt các tường lửa, chặn các ip truy cập bất thường, phân quyền các thư mục hợp lý và có sẵn phương án backup dữ liệu khi bị tấn công gây thiệt hại nặng của các hacker.

3. Quyền hạn admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng

Diễn đàn, forum hay những trang cộng đồng là nơi có nhiều thành viên tham gia thảo luận, đăng bài nhiều nhất nên các Admin có có quyền hạn quản lý nội dung, duyệt nội dung, xoá các nội dung spam đồng thời có thể block thành viên nếu như họ vi phạm nội quy chung.

Như vậy mình đã giải thích sơ Admin là gì và công việc cũng như quyền hạn của Admin là gì, hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Bài viết nên đọc