Thương mại điện tử là gì? Cơ hội kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay

Thương mại điện tử là gì? Đây là loại hình kinh doanh không mấy xa lạ với chúng ta mà quen thuộc nhất chính là mua sắm trực tuyến. Kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử mang đến nhiều cơ hội nhất là khi kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid như hiện nay.

I. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay e-commerce, e-com, EC là hoạt động mua bán hàng hóa hay dịch vụ trên các hệ thống mạng internet và các phương tiện điện tử.

Thương mại điện tử nhằm mục đích sinh lời trực tiếp và tập trung vào việc mua bán với bên ngoài. Hàng hóa và dịch vụ trong thương mại điện tử là hữu hình về sản phẩm giao nhận và thông tin số hóa.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là e-commerce, nó là một tập con của kinh doanh điện tử e-business. Kinh doanh điện tử sử dụng internet và các công nghệ trực tuyến để tạo ra hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. E-business có thể có hoặc không sinh lời trực tiếp và tập trung vào tăng lợi ích bên trong cho khách hàng.

II. Các hình thức thương mại điện tử

Hiện nay, có 3 đối tượng chính tham gia vào thương mại điện tử gồm Chính phủ (Government - G), Doanh nghiệp (Business - B), Khách hàng (Customer - C). Dựa vào tương tác qua lại giữa đôi bên, chúng ta sẽ có 9 hình thức thương mại điện tử. Trong đó 4 hình thức phổ biến là B2C, B2B, C2B, C2C.

Mô hình thương mại điện tử nào đặc sắc?

1. Doanh nghiệp với khách hàng - B2C

B2C là hình thức giao dịch thương mại điện tử giữa công ty với người tiêu dùng. Đây chính là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của doanh nghiệp, công ty hoặc thông qua các chương trình tiếp thị liên kết - affiliate marketing.

2. Doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B

B2B là các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Khối lượng cho mỗi giao dịch B2B cao hơn nhiều so với B2C. Các giao dịch B2B liên quan đến thành phần, nguyên liệu nhiều hơn, còn B2C là giao dịch sản phẩm cuối cùng đến các khách hàng cá nhân.

Các giao dịch B2B có thể là nhà cung cấp với doanh nghiệp, người bán sỉ với người bán lẻ, đại lý cấp 1 với đại lý cấp 2,...

Mô hình thương mại điện tử B2B đạt tăng trưởng cao

3. Người tiêu dùng với doanh nghiệp - C2B

C2B là mô hình thương mại đảo ngược hoàn toàn so với kinh doanh truyền thống, lúc này, người tiêu dùng tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Loại hình kinh doanh ngược C2B ra đời do các nguyên nhân sau:

  • Kết nối internet tạo ra liên kết hai chiều
  • Mô hình thu thập nhu cầu hoặc đấu giá ngược

Ví dụ: người tiêu dùng viết đánh giá, đưa ra ý tưởng cải thiện sản phẩm cho doanh nghiệp, sử dụng điện năng lượng mặt trời và bán ngược cho nhà cung cấp điện lực,... 

4. Người tiêu dùng với người tiêu dùng - C2C

C2C là loại hình thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau với hình thức phổ biến là đấu giá trên mạng hoặc đấu thầu giữa những người mua cho cái họ muốn.

Thương mại điện tử C2C phát triển nhanh chóng

Hình thức C2C phát triển với 3 dạng:

  • Đấu giá một cổng. Ví dụ: đấu giá cho những mặt hàng được bán trên eBay
  • Hệ thống hai đầu. Ví dụ: giao thức chia sẻ dữ liệu người dùng, nói chuyện cấp tốc, trao đổi tập tin và tiền trên Napster.
  • Quảng cáo phân loại một cổng. Ví dụ: trao đổi thương thuyết qua lại trên Excite Classifieds và eWanted.

4. Website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử là một trang web do người bán thành lập để xúc tiến hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Trên website thương mại điện tử có thể trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; giao kết hợp đồng; cung ứng dịch vụ; thanh toán; dịch vụ sau bán hàng.

Website thương mại điện tử là mô hình kinh doanh được chú trọng

Mô hình kinh doanh phù hợp với website thương mại điện tử là bán hàng trực tiếp đến khách hàng - Direct Sale to Customer - D2C. Nó giúp nhiều doanh nghiệp chủ động hơn trong phân phối và kiểm soát đơn hàng.

Để thiết lập một website thương mại điện tử, doanh nghiệp, công ty cần có các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp, công ty, cá nhân, tổ chức đã được cấp mã số thuế doanh nghiệp hoặc mã số thuế cá nhân.
  • Thông báo với Bộ Công Thương thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thông tin khai báo gồm có:

           + Tên miền website đăng ký.

           + Loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trên website.

           + Tên đăng ký của chủ sở hữu website.

           + Địa chỉ trụ sở của chủ sở hữu website.

           + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp hoặc mã số thuế cá nhân.

           + Thông tin người chịu trách nhiệm với website.

           + Các thông tin khác theo yêu cầu của Bộ Công thương tùy trường hợp cụ thể phát sinh khác.

5. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử cũng là một website thương mại điện tử. Tuy nhiên, nó cho phép người bán thực hiện quá trình buôn bán hàng hóa, dịch vụ trên đó cho dù không phải là chủ sở hữu website. Các sàn giao dịch thương mại quen thuộc như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.

Sàn giao dịch thương mại điện tử phát triển vượt bậc qua mỗi năm

Mỗi sàn giao dịch đều có quy chế hoạt động riêng và mô tả trách nhiệm của các bên khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp sàn giao dịch và trách nhiệm của người bán khi tham gia sàn giao dịch cần phải được quy định nghiêm ngặt và rõ ràng.

III. Lợi thế và hạn chế mà thương mại điện tử đem lại

Thương mại điện tử phát triển như một kết quả tất yếu theo quy luật thị trường và ảnh hưởng từ các điều kiện khách quan. Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

  • Giảm chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị
  • Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn cả trong nước và quốc tế
  • Hiệu suất cao hơn khi một nhân viên có thể làm việc với nhiều khách hàng
  • Sản phẩm phong phú và dễ dàng cập nhật thường xuyên đến khách hàng
  • Giảm thiểu thời gian đi lại, giảm thiểu chi phí giao dịch do không phải qua trung gian
  • Kích thích công nghệ thông tin trong nước phát triển và tạo được bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế.

Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu hiện nay và tương lai

Thương mại điện tử hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng internet và phương tiện điện tử nên cũng kéo theo nhiều rủi ro.

  • Khả năng không tương thích giữa phần mềm với phần cứng trên thiết bị điện tử
  • Chi phí khởi tạo cao và yêu cầu trình độ về công nghệ thông tin
  • Khó khăn trong bước đầu tạo sự tin tưởng của người dùng đối với một trang web mới
  • Thông tin người dùng, tài khoản thanh toán có nguy cơ bị hack, bị trộm.
  • Sản phẩm mua sắm trực tuyến đôi khi không giống với thực tế hoặc không giống với mong muốn của người mua.

IV. Khuynh hướng toàn cầu hóa của thương mại điện tử

Hình thức khởi đầu của thương mại điện tử là mua sắm trực tuyến được khởi xướng từ năm 1979 ở Anh. Thương mại điện tử lan rộng ra Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông với những ông trùm nổi tiếng và doanh thu khủng như Alibaba, eBay, Amazon,...

Internet phát triển, thương mại quốc tế phát triển, xu hướng thương mại điện tử từ đó cũng tăng trưởng và ngày càng cạnh tranh.

Thương mại điện tử qua di động tại Việt Nam đạt mốc 7 tỷ USD năm 2021

Công nghệ phát triển, điện thoại thông minh phổ biến, nền tảng thương mại điện tử đa dạng kéo theo xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng gia tăng. Doanh số bán hàng trực tuyến gia tăng đáng kể mỗi năm và cũng không lạ gì về tốc độ tăng trưởng của nó trong thời gian tới.

Mặc khác, ảnh hưởng của đại dịch Covid cũng có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng truyền thống đã buộc phải đóng cửa, vì vậy kinh doanh hình thức thương mại điện tử là cứu cánh cho các doanh nghiệp và tổ chức.

Thương mại điện tử là thách thức của nhiều doanh nghiệp

Thương mại điện tử là gì? Nó mang đến càng nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức cho người kinh doanh. Hiện tại, hoạt động thương mại điện tử đã đem lại con số doanh thu khổng lồ cho người bán.

Trong tương lai, khi khoa học và công nghệ phát triển hơn nữa, hoạt động thương mại điện tử càng chiếm ưu thế. Do đó, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nên bắt tay vào kinh doanh hình thức thương mại điện tử sớm nhất có thể.

Bài viết nên đọc